0984 216 682

Bản án số 160/2021/HNGĐ-ST – Thay đổi người trực tiếp nuôi con

1. Tóm tắt nội dung vụ án thay đổi người trực tiếp nuôi con

Tòa án giải quyết: Tòa án nhân dân huyện Chợ Mới – tỉnh An Giang

Ngày xét xử: 04/05/2021

Loại bản án: Sơ thẩm

  • Nội dung vụ việc:

Nguyên đơn: Ông Nguyễn Thanh G, sinh năm 1989, địa chỉ: Số 549/11, ấp M, xã H, thành phố LX, tỉnh An Giang.

Bị đơn: Bà Lê Thị Bích Th, sinh năm 1993, địa chỉ: Số 59, tổ 3, ấp An Thái, huyện C, tỉnh An Giang.

Ông G và bà Th đã thuận tình ly hôn theo Quyết định công nhận thuận tình ly hôn số 178/2019/QĐST-HNGĐ ngày 02/05/2019 của Tòa án nhân dân thành phố LX, tỉnh An Giang. Theo Quyết định thì bà Th được trực tiếp nuôi dưỡng con chung là cháu Nguyễn Học Th1 sinh ngày 17/11/2016. Hiện nay, bà Th vẫn đang chăm sóc, nuôi dưỡng cháu Th1 ăn, học. Ông G cho rằng bà Th và gia đình không tạo điều kiện cho ông G thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con nên ông G yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn và không yêu cầu bà Th cấp dưỡng.

  • Quyết định của Tòa án:

Ý kiến của Tòa án cấp sơ thẩm (Tòa án nhân dân huyện Chợ Mới): Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Thanh G. Bà Th được tiếp tục nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục cháu Th1, ông G không phải cấp dưỡng nuôi con chung.

Xem chi tiết bản án tại đây: Bản án số 160/2021/HNGĐ-ST về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con

Bản án số 160/2021/HNGĐ-ST – Thay đổi người trực tiếp nuôi con
Bản án số 160/2021/HNGĐ-ST – Thay đổi người trực tiếp nuôi con

2. Bình luận Bản án số 160/2021/HNGĐ-ST về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con

  • Về trình tự, thủ tục tố tụng:

Về thẩm quyền của tòa án:

Căn cứ vào các quy định tại khoản 3 Điều 28, điểm a khoản 1 Điều 35, điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án nhân dân huyện Chợ Mới thụ lý giải quyết vụ án thay đổi người trực tiếp nuôi con này là đúng theo quy định của pháp luật.

Về thời hạn chuẩn bị xét xử:

Theo nội dung bản án thì ông G nộp đơn khởi kiện, ngày 10/11/2020 Tòa án nhân dân huyện Chợ Mới có quyết định thụ lý vụ án số 893/2020/TLST-HNGĐ. Ông G viết bản tự khai ngày 21/10/2020. Ngày 04/05/2021 Tòa án tiến hành mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án. Như vậy, thời gian từ ngày Tòa án thụ lý vụ án đến ngày mở phiên tòa xét xử sơ thẩm là 5 tháng 24 ngày. Theo quy định tại khoản 1 Điều 203 BLTTDS 2015 thì vụ án tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn có thời hạn chuẩn bị xét xử không quá 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, trường hợp vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì được gia hạn nhưng không quá 02 tháng.

Như vậy, nếu vụ án này không thuộc trường hợp vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Tòa án nhân dân huyện Chợ Mới đã vi phạm thời hạn chuẩn bị xét xử, vi phạm quy định về trình tự, thủ tục tố tụng của vụ án dân sự. Còn nếu vụ án này thuộc trường hợp vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì vẫn còn đang trong thời hạn chuẩn bị xét xử, do đó, vẫn tuân thủ đúng trình tự, thủ tục tố tụng.

Về sự có mặt của đại diện Viện kiểm sát cùng cấp tại phiên tòa:

Tại phiên tòa xét xử, đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện Chợ Mới không tham gia phiên tòa sơ thẩm. Khoản 2 Điều 21 BLTTDS 2015 quy định viện kiểm sát chỉ bắt buộc phải tham gia phiên tòa sơ thẩm trong 4 trường hợp: (i) Tòa án thu thập chứng cứ; (ii) Đối tượng tranh chấp là tài sản công, quyền sử dụng đất, nhà ở; (iii) đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; (iv) các trường hợp vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng. Trong vụ án dân sự chỉ khi nào nhận thấy không đầy đủ chứng cứ thì tòa án mới thu thập chứng cứ, còn nếu cho rằng các chứng cứ hai bên đương sự đã cung cấp là đầy đủ thì lúc này tòa án có thể đưa ra xét xử mà không cần thu thập gì thêm. Vì vậy, có thể thấy rằng đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện Chợ Mới không tham gia phiên tòa sơ thẩm là không vi phạm quy định của pháp luật.

Về các thủ tục tố tụng khác: Có thể thấy trình tự, thủ tục tố tụng của vụ án này đã tuân theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Xem thêm: Bình luận Bản án số 06/2021/HNGĐ-PT – Ly hôn khi vợ đi xuất khẩu lao động nước ngoài

  • Về nội dung giải quyết vụ án:

Trong vụ án này, Tòa án nhân dân huyện Chợ Mới quyết định không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông G là hợp lý theo quy định của pháp luật cũng như đạo đức xã hội.

Xem thêm: Mẫu đơn ly hôn theo quy định của tòa án – Cập nhật 2023

Thay đổi người trực tiếp nuôi con
Thay đổi người trực tiếp nuôi con

Về người trực tiếp nuôi con chung kể từ khi ly hôn: Ông G và bà Th ly hôn theo Quyết định số 178/2019/QĐST-HNGĐ ngày 02/05/2019. Theo Quyết định này, ông G và bà Th đã thỏa thuận được với nhau cho bà Th chăm sóc, trực tiếp nuôi dưỡng cháu Th1 (sinh ngày 17/11/2016). Tính đến thời điểm ly hôn, cháu Th1 mới được gần 30 tháng tuổi. Khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”. Do vậy, thỏa thuận của ông G bà Th và quyết định của tòa án là hoàn toàn phù hợp theo quy định của pháp luật cũng như tình hình thực tế của cháu Th1.

Tình hình hiện tại của con chung: Hiện nay, cháu Th1 vẫn ở cùng với bà Th. Bà Th vẫn chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục cháu, nuôi cháu ăn học, tạo điều kiện cho cháu phát triển cả thể chất lẫn tinh thần.

Tình hình hiện tại của ông G và bà Th:

Về ông G: Hiện nay, ông G đang làm nghề buôn bán quả me tươi. Đặc thù tính chất công việc của ông G là thường xuyên vắng nhà để đi nhập hàng và bán quả tươi. Trung bình, ông G một tháng thu nhập được khoảng 13.000.000 đồng. Với thu nhập như vậy, ông G vẫn có điều kiện và khả năng để nuôi dưỡng cháu Th1. Tuy nhiên, về thời gian trực tiếp chăm sóc, gần gũi con thì không được đảm bảo do ông G không thường xuyên ở nhà.

Về bà Th: Bà Th làm nghề uốn tóc nữ tại nhà, thu nhập bình quân một ngày khoảng 150.000 đồng đến 200.000 đồng. So với ông G thì mức thu nhập của bà Th thấp hơn nên việc đảm bảo điều kiện về kinh tế của bà Th không bằng ông G. Tuy nhiên, bà Th mở tiệm uốn tóc tại nhà, vì vậy thời gian chăm sóc, mức độ gần gũi của bà Th đối với cháu Th1 là nhiều hơn.

Lý do ông G khởi kiện: Ông G cho rằng bà Th đã ngăn cản, không tạo điều kiện cho ông G thăm, gặp, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục cháu Th1 nên ông đã khởi kiện để yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Xem thêm: Bình luận Bản án số 571/2017: Chồng ngoại tình nhưng không đồng ý ly hôn

  • Kết luận:

Xem xét tất cả các điều kiện, yếu tố trên thì bà Th vẫn đang chăm sóc, nuôi dưỡng cháu Th1 tốt, cháu Th1 vẫn phát triển cả thể chất và tinh thần bình thường. Ngoài ra, không có căn cứ nào về việc bà Th không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Hơn nữa, việc giao cháu Th1 cho ông G trực tiếp nuôi dưỡng là không đảm bảo sự phát triển toàn diện cho cháu Th1, gây sự xáo trộn mạnh cho cháu, ảnh hưởng đến tâm sinh lý cũng như sự phát triển của cháu Th1. Do vậy, Bản án số 160/2021/HNGĐ-ST về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con là hợp tình hợp lý.

Thay đổi người trực tiếp nuôi con
Thay đổi người trực tiếp nuôi con

3. Dịch vụ tư vấn ly hôn của chúng tôi

Liên hệ Luật sư tư vấn Hôn nhân và gia đình để giúp bạn giảm bớt gánh nặng thủ tục ly hôn. HD Luật & Fdico có các dịch vụ tư vấn về ly hôn mà khách hàng quan tâm nhất:

– Tư vấn soạn thảo mẫu đơn ly hôn đơn phương

– Tư vấn soạn thảo mẫu đơn thuận tình ly hôn

– Tư vấn thủ tục ly hôn

– Tư vấn về phân chia tài sản

– Tư vấn giành quyền nuôi con, thay đổi người trực tiếp nuôi con và nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn

Để được tư vấn hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời, liên hệ ngay Hotline – 0988.073.181 hoặc 0967.678.613

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0988073181