0984 216 682

Bị ngăn cản thăm con sau ly hôn, phải làm sao?

Bị ngăn cản thăm con sau ly hôn, phải làm sao?

Thăm con sau ly hôn vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi dưỡng con được pháp luật về hôn nhân và gia đình thừa nhận và bảo vệ. Vậy trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con bị ngăn cản thăm nom con sau ly hôn thì xử lý như thế nào? Mời quý vị cùng tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

1. Quyền thăm con sau ly hôn

Quyền thăm con sau ly hôn
Quyền thăm con sau ly hôn

Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 ghi nhận: “Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở”. Ngay trong các bản án, quyết định ly hôn Tòa án cũng khẳng định: “Không ai được quyền ngăn cản việc thăm nom, chăm sóc con cái”. 

Theo đó, người không trực tiếp nuôi con nếu không bị Tòa án hạn chế quyền thì có quyền không hạn chế đối với việc thăm nom con cái. Người trực tiếp nuôi con không có quyền ngăn cản việc gặp mặt, thăm nom con của người kia nếu việc thăm nom con không cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

2. Ngăn cản người không trực tiếp nuôi dưỡng thăm con sau ly hôn sẽ bị xử phạt như thế nào?

Xử phạt hành vi ngăn cản thăm nom con
Xử phạt hành vi ngăn cản thăm nom con

Bất kỳ người nào có hành vi cản trở quyền thăm con của người không trực tiếp nuôi con có thể bị xử lý theo thủ tục hành chính theo quy định tại Điều 56 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Theo quy định này, người có hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. 

Để đảm bảo quyền và lợi ích của mình, người không trực tiếp nuôi dưỡng con có quyền đề nghị Cơ quan thi hành án nơi có Tòa án ban hành bản án sơ thẩm can thiệp làm việc, yêu cầu người trực tiếp nuôi dưỡng chấm dứt hành vi ngăn cản thăm gặp con. Trong trường hợp người trực tiếp nuôi dưỡng không tự nguyện thi hành, cơ quan thi hành án sẽ có biện pháp cưỡng chế.

Tuy nhiên việc bị xử phạt hay được cơ quan thi hành án can thiệp để cho người không trực tiếp nuôi dưỡng thăm gặp con cũng chỉ có giá trị, tác dụng trong một lần hoặc một thời gian nhất định. Rất nhiều trường hợp khi cơ quan thi hành án, cơ quan chức năng không có mặt, người trực tiếp nuôi dưỡng lại tiếp tục ngăn cản quyền thăm nuôi con của người còn lại.

Để có biện pháp pháp lý mang tính chất lâu dài, người không trực tiếp nuôi con có thể đề nghị tòa án thay đổi quyền nuôi con với các căn cứ tại điểm b Khoản 2 Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014. Các bước xử phạt hành chính về hành vi ngăn cản quyền thăm nom con, văn bản yêu cầu chấm dứt hành vi ngăn cản của cơ quan thi hành án với người có vi phạm sẽ là bằng chứng quan trọng để tòa án chấp thuận yêu cầu thay đổi quyền nuôi con của người không trực tiếp nuôi dưỡng.

3. Căn cứ pháp lý

4. Dịch vụ ly hôn của chúng tôi

 Liên hệ Luật sư tư vấn Hôn nhân và gia đình để giúp bạn giảm bớt gánh nặng thủ tục ly hôn. HD Luật & Fdico có các dịch vụ tư vấn về ly hôn mà khách hàng quan tâm nhất:

– Tư vấn soạn thảo mẫu đơn ly hôn đơn phương

– Tư vấn soạn thảo mẫu đơn thuận tình ly hôn

– Tư vấn thủ tục ly hôn

– Tư vấn về phân chia tài sản

– Tư vấn giành quyền nuôi con và nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn

Để được tư vấn hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời, liên hệ ngay Hotline – 0988.073.181.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0988073181