Căn cứ pháp lý:
– Luật Nuôi con nuôi 2010;
– Luật Hôn nhân và gia đình 2014;
– Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
- Nuôi con nuôi được hiểu như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 3 Luật nuôi con nuôi quy định: “Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi”.
Và khoản 1 Điều 67 Luật Hôn nhân và gia đình cũng quy định: Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi, đảm bảo cho người được nhận làm con nuôi được trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với đạo đức xã hội.
Như vậy, việc nuôi con nuôi được hình thành và đưa ra quy định cụ thể để nhằm mục đích xác lập mối quan hệ giữa cha, mẹ và con lâu dài, bền vững; đảm bảo lợi ích tốt nhất của các chủ thể là người được nhận làm con nuôi; bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình mới.
Do đó, mà khi nhận nuôi con nuôi sẽ phải tiến hành đăng kí với cơ quan có thẩm quyền. Kể từ thời điểm các bên thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi; thì giữa các bên sẽ có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con và ngược lại.
- Căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi
Do việc nhận nuôi con nuôi được đăng kí với cơ quan có thẩm quyền, nên việc muốn chấm dứt việc nuôi con nuôi cũng cần đáp ứng các điều kiện theo quy định. Cụ thể theo Điều 25 Luật Nuôi con nuôi , quy định cụ thể như sau:
+ Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nôi;
+ Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe; nhân phẩm, dnah dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi; con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi;
+ Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe; nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi;
+ Vi phạm các hành vi bị cấm như lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động; xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em; Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi; Ông, bà nhận cháu làm con nuôi; anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi; Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi….
Như vậy, khi có đủ các căn cứ để chấm dứt việc nuôi con nuôi theo đúng quy định của pháp luật thì người có yêu cầu sẽ thực hiện các thủ tục cần thiết tại cơ quan có thẩm quyền để chấm dứt việc nuôi con nuôi.
- Thủ tục chấm dứt việc nuôi con nuôi
Chủ thể được quyền yêu cầu chấm dứt nuôi con nuôi
Theo quy định tại Điều 26 Luật Nuôi con nuôi, người có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con gồm:
+ Cha mẹ nuôi.
+ Con nuôi đã thành niên.
+ Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của con nuôi.
+ Cơ quan lao động, thương binh và xã hội; Hội liên hiệp phụ nữ có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi khi có một trong các căn cứ để chấm dứt nuôi con nuôi ở trên.
Chủ thể có thẩm quyền thực hiện chấm dứt việc nuôi con nuôi
Điều 10 Luật Nuôi con nuôi quy định; thẩm quyền giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi là Tòa án nhân dân.
Theo khoản 4 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự, việc giải quyết nuôi con nuôi thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện.
Và tại điểm l khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự nêu rõ: Tòa án nơi cha, mẹ nuôi hoặc con nuôi cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi;
Như vậy, chủ thể có thẩm quyền giải quyết chấm dứt nuôi con nuôi thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cha, mẹ nuôi; con nuôi cư trú, làm việc.
Các bước thực hiện chấm dứt việc nuôi con nuôi
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm
– Đơn yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi;
– Giấy tờ tùy thân còn giá trị sử dụng;
– Giấy chứng nhận nuôi con nuôi;
– Sổ hộ khẩu;
– Các tài liệu, chứng cứ khác để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp (nếu có)
Bước 2: Gửi hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền
Sau khi chuẩn bị xong tất cả những hồ sơ; các giấy tờ liên quan gửi đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Thẩm quyền giải quyết yêu cầu sẽ thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện người nhận con nuôi; người được nhận làm con nuôi cư trú hoặc làm việc.
Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền thụ lý và giải quyết yêu cầu
Trong thời hạn 03 ngày làm việc sau khi nộp đơn sẽ có Thẩm phán được phân công giải quyết đơn yêu cầu. Nếu đơn chưa đầy đủ nội dung thì được sửa đổi; bổ sung trong 07 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu.
Sau khi xét thấy đơn đủ điều kiện thụ lý thì thông báo cho người yêu cầu nộp lệ phí trong thời hạn 05 ngày làm việc. Và sau khi người này nộp biên lai thu tiền lệ phí thì Tòa án sẽ thụ lý đơn yêu cầu.
Việc thông báo thụ lý đơn yêu cầu sẽ được thực hiện trong 03 ngày làm việc và xét đơn yêu cầu được thực hiện trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày Tòa án thụ lý.
Tòa án phải mở phiên họp để giải quyết việc dân sự trong thời hạn 15 ngày; kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp.
Như vậy, việc giải quyết chấm dứt nuôi con nuôi sẽ được thực hiện trong thời gian nhanh nhất là khoảng 02 tháng.
Dịch vụ tư vấn của chúng tôi
Hãy liên hệ HD Luật & Fdico để được hỗ trợ tư vấn và giải đáp thắc mắc kịp thời. Bên cạnh những giải pháp hữu ích về Hôn nhân và gia đình, chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ:
– Soạn đơn ly hôn đơn phương;
– Soạn đơn ly hôn thuận tình;
– Ly hôn vắng mặt;
– Chia tài sản khi ly hôn;
– Ly hôn với người nước ngoài;
– Tư vấn quyền nuôi con và nghĩa vụ cấp dưỡng.
– Tư vấn phân chia tài sản
Hãy liên hệ ngay với Hotline – 0988.073.181 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Xem thêm: Tư vấn Giành quyền nuôi con khi ly hôn