Điều kiện để giành quyền nuôi con trực tiếp sau khi ly hôn là gì? Tranh chấp về quyền nuôi con trực tiếp khi ly hôn được Tòa án giải quyết như thế nào?
Con cái được ví như là “tài sản” lớn nhất của bố mẹ. Vì vậy, khi ly hôn thì ai cũng muốn có quyền nuôi con. Tuy nhiên, chỉ một bên vợ hoặc chồng có quyền trực tiếp nuôi dưỡng, bên còn lại sẽ được quyền thăm nom, chăm sóc theo quy định.
Nguyên tắc giành quyền nuôi con khi ly hôn
Khoản 2, 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
“2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.
Có thể trình bày lại nguyên tắc trên cho dễ hiểu như sau:
- Nguyên tắc 1: Vợ chồng tự thỏa thuận với nhau về người trực tiếp nuôi dưỡng con, quyền, nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con.
- Nguyên tắc 2: Nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì con có quyền đưa ra nguyện vọng muốn ở với ai.
- Nguyên tắc 3: Nếu con dưới 36 tháng tuổi thì giao cho mẹ trực tiếp nuôi.
- Nguyên tắc 4: Quyền lợi mọi mặt của con được đảm bảo.
Xem thêm: Dịch vụ ly hôn tại Hà Nội – Ly hôn nhanh, Trọn gói
Điều kiện giành quyền nuôi con
Để có được quyền trực tiếp nuôi con, bạn cần phải chứng minh có điều kiện hơn bên kia. Không những thế, còn đưa ra bằng chứng để chứng minh họ không đủ điều kiện nuôi con trực tiếp.
Việc chứng minh này cần phải thật thuyết phục bằng cách kèm theo những căn cứ cụ thể, rõ ràng. Hãy tập trung vào các điều kiện sau:
- Điều kiện về vật chất:
– Có thu nhập thực tế, ổn định và đủ tiềm lực tài chính đảm bảo nuôi dưỡng, chăm sóc tốt nhất cho con.
– Có chỗ ở ổn định, hợp pháp, điều kiện môi trường xung quanh tốt.
- Điều kiện về tinh thần:
– Có nhiều thời gian để chăm sóc, nuôi dưỡng con.
– Dành nhiều tình cảm quan tâm, yêu thương con, tôn trọng ý kiến của con.
– Đủ điều kiện cho con được học tập, vui chơi giải trí.
– Trình độ học vấn để phát triển nhân cách của con.
– Chứng minh đối phương thường xuyên phải đi công tác xa nhà, không có thời gian chăm sóc cho con…
Xem thêm: Mẫu đơn ly hôn theo quy định của tòa án – Cập nhật 2023
Quan điểm của Tòa án về Quyền nuôi con
Giành quyền nuôi con là một trong hai tranh chấp khi ly hôn (Tranh chấp về quyền nuôi con và tranh chấp về tài sản). Trường hợp không thỏa thuận được, thì Tòa án phải căn cứ vào những đánh giá khách quan của mình để ra phán quyết cuối cùng.
Chính vì vậy, quan điểm của Tòa án về Quyền nuôi con là rất quan trọng.
1. Tòa án luôn dựa vào nguyên tắc tự thỏa thuận
Hai bên vợ, chồng có thể thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau đối với con vào thời điểm trước, trong hoặc sau khi yêu cầu Tòa án chấm dứt quan hệ vợ chồng.
2. Quyết định quyền nuôi con trên nguyên tác đảm bảo quyền lợi tối đa cho con
Việc quyết định ai có quyền nuôi con khi ly hôn phụ thuộc vào điều kiện vật chất và tinh thần của mỗi bên.
Vì vậy, khi giành quyền nuôi con, ngoài việc chứng minh có đủ điều kiện nuôi con, thì có thể đưa ra các bằng chứng chứng minh người còn lại không đủ điều kiện để nuôi dạy con cái Ví dụ như thường xuyên có hành vi bạo lực, thu nhập không ổn định…
3. Xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi
Thẩm phán phụ trách phiên tòa giải quyết ly hôn là người có thẩm quyền lấy ý kiến trẻ từ đủ 07 tuổi.
Khi lấy ý kiến của trẻ phải tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều 208 BLTTDS 2015. Tức là phải bảo đảm thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của trẻ; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ. Đặc biệt, việc lấy ý kiến phải đảm bảo giữ bí mật cá nhân của trẻ.
Trên thực tế, ý kiến của con thường chỉ mang tính định hướng, tham khảo. Đây là một yếu tố để Tòa án tham khảo, không có ý nghĩa hoàn toàn quyết định.
4. Trường hợp con dưới 03 tuổi, mặc định quyền nuôi con thuộc về người mẹ
Cũng phải nhấn mạnh rằng, người mẹ phải đủ điều kiện nuôi con thì mới được. Trường hợp người cha chứng minh được người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con thì Tòa án vẫn có thể giao con cho người cha.
Câu hỏi tư vấn về giành quyền nuôi con khi ly hôn
1. Mức thu nhập bao nhiêu thì được quyền nuôi con?
Không có quy định nào về việc thu nhập bao nhiêu thì được quyền nuôi con. Vì vậy, cách tốt nhất để giành quyền nuôi con là chứng minh mức thu nhập: ổn định, càng nhiều càng tốt. Ngoài ra, có thể đưa ra bằng chứng bên kia không đáp ứng đủ điều kiện về thu nhập, tài chính.
2. Có được yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng con sau khi đã ly hôn không?
Được. Nếu có căn cứ bên kia không còn đủ điều kiện trực tiếp nuôi con hoặc hai bên có thỏa thuận thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng con.
3. Có được giành quyền nuôi tất cả các con không?
Trường hợp có nhiều con chung, nếu chứng minh được có đủ các điều kiện để nuôi dưỡng, giáo dục tất cả các con hơn bên kia thì hoàn toàn được quyền nuôi tất cả các con.
5. Bên kia cản trở không cho thăm con thì làm thế nào?
Nếu bạn không giành được quyền nuôi con, thì bạn vẫn sẽ có quyền thăm nom, chăm sóc con. Trường hợp bên kia không cho thăm con thì thì đây là hành vi cản trở quyền thăm con của bạn.
Hãy gửi tố cáo tới cơ quan công an hoặc Ủy ban nhân dân địa phương. Ngoài ra có thể mời họ xuống lập biên bản và xác nhận để làm cơ sở yêu cầu cơ quan thi hành án về việc chăm nom, chăm sóc con theo bản án, quyết định của Tòa án.
Dịch vụ tư vấn ly hôn của chúng tôi
Liên hệ Luật sư tư vấn Hôn nhân và gia đình để giúp bạn giảm bớt gánh nặng thủ tục ly hôn. HD Luât & Fdico có các dịch vụ tư vấn về ly hôn mà khách hàng quan tâm nhất:
– Tư vấn soạn thảo mẫu đơn ly hôn đơn phương
– Tư vấn soạn thảo mẫu đơn thuận tình ly hôn
– Tư vấn thủ tục ly hôn
– Tư vấn về phân chia tài sản
– Tư vấn giành quyền nuôi con và nghĩa vụ cấp dưỡng
Để được tư vấn hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời, liên hệ ngay Hotline – 0988.073.181.