0984 216 682

Hành vi cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bị xử lý như thế nào?

Chế độ hôn nhân và gia đình ở Việt Nam là chế độ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, cùng nhau nuôi dạy con thành những công dân có ích cho xã hội. Do đó, mọi hành vi cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ dưới mọi hình thức sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

1. Căn cứ pháp lý

2. Thế nào được coi là hành vi cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ?

Theo Khoản 9 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, cưỡng ép kết hôn, ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc tội người khác phải kết hôn hoặc ly hôn trái với ý muốn của họ.

Cùng với đó, Khoản 10 Điều 3 định nghĩa: Cản trở kết hôn, ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này hoặc buộc người khác phải duy trì quan hệ hôn nhân trái với ý muốn của họ.

Cưỡng ép kết hôn, ly hôn

Như vậy, cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ là hành vi của một trong hai bên kết hôn, ly hôn hoặc hành vi của người thứ ba buộc người khác phải kết hôn, ly hôn trái với ý muốn của họ. Thông thường, người thứ ba thực hiện hành vi này là những người có mối liên hệ nhất định với người kết hôn, ly hôn, chẳng hạn như cha, mẹ, gia đình của người kết hôn, ly hôn (quan hệ huyết thống)

3. Xử phạt hành chính đối với hành vi cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ

Ảnh minh họa

Theo Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, hành vi cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; hành vi cưỡng ép kết hôn hoặc lừa dối kết hôn, cưỡng ép ly hôn hoặc lừa dối ly hôn bị phạt tiền từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng.

4. Xử lý hình sự đối với hành vi cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ

Theo Điều 181 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện thì người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.

Hủ tục bắt vợ ở một số tỉnh miền núi

Điều 181 Bộ luật Hình sự năm 2015 không cấu tạo nhiều khoản như các điều luật khác nhưng lại quy định 03 hành vi phạm tội khác nhau, gồm: hành vi cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ; hành vi cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; hành vi cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn. Các hành vi này đều có cùng tính chất nên nhà làm luật quy định chung trong cùng một điều luật. Do đó khi xem xét định tội, cần chú ý:

Tất cả các hành vi “cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện” nếu chưa bị xử phạt hành chính về hành vi này thì chưa cấu thành tội phạm.

Dấu hiệu đã bị xử phạt hành chính là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm và cũng là dấu hiệu để phân biệt hành vi phạm tội với hành vi vi phạm. Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm là trước đó đã có lần có hành vi cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc đã có lần cản trở kết hôn, cản trở duy trì hôn nhân tự nguyện, cản trở ly hôn tự nguyện đã bị xử phạt hành chính bằng một trong những hình thức xử phạt hành chính hoặc bằng một trong những hình thức xử lý hành chính khác theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý hành chính (01 năm), nay lại có hành vi vi phạm cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc đã có lần cản trở kết hôn, cản trở duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện. Nếu trước đó người phạm tội tuy có bị xử lý hành chính, nhưng về hành vi khác không phải là hành vi cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc đã có lần cản trở kết hôn, cản trở duy trì hôn nhân tự nguyện, cản trở ly hôn tự nguyện thì cũng không cấu thành tội phạm này.

5. Dịch vụ tư vấn ly hôn của chúng tôi

Liên hệ Luật sư tư vấn Hôn nhân và gia đình để giúp bạn giảm bớt gánh nặng thủ tục ly hôn. HD Luật & Fdico có các dịch vụ tư vấn về ly hôn mà khách hàng quan tâm nhất:

– Tư vấn soạn thảo mẫu đơn ly hôn đơn phương

– Tư vấn soạn thảo mẫu đơn thuận tình ly hôn

– Tư vấn thủ tục ly hôn

– Tư vấn về phân chia tài sản

– Tư vấn giành quyền nuôi con và nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn

Để được tư vấn hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời, liên hệ ngay Hotline – 0988.073.181

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0988073181