Ly hôn có lâu không? Ly hôn mất bao nhiêu lâu mới giải quyết xong luôn là câu hỏi mà nhiều người quan tâm. Tùy vào từng vụ việc khó hay dễ mà thời gian giải quyết ly hôn là khác nhau. Có vụ việc ly hôn chỉ mất chưa đầy 01 tháng là có quyết định của tòa án, nhưng cũng có nhiều vụ ly hôn mất cả tháng, thậm chí vài năm vẫn chưa giải quyết xong. Do đó, để giải đáp thắc mắc ly hôn có lâu không, chúng tôi xin gửi tới quý khách bài viết sau đây.
-
Ly hôn thuận tình có lâu không?
Bản chất của việc ly hôn thuận tình là vợ chồng đã thỏa thuận và thống nhất được hết các vấn đề liên quan mối quan hệ của họ: hai bên tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con. Việc của tòa án chỉ là công nhận sự thỏa thuận của họ trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con bằng một quyết định để làm cho sự thỏa thuận của vợ chồng được cơ quan nhà nước công nhận và có hiệu lực pháp luật.
Do vợ chồng đã thỏa thuận được hết tất cả các vấn đề nên thời gian giải quyết của ly hôn thuận tình tương đối ngắn. Chương XXIII Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 không quy định trực tiếp thời hạn giải quyết việc dân sự, mà mỗi bước trong quá trình giải quyết sẽ có thời hạn khác nhau.
– Bước 1: Thụ lý đơn ly hôn
+ Sau khi nhận được đơn ly hôn thì Chánh án phân công một thẩm phán xem xét đơn ly hôn
+ Thẩm phán xem xét đơn ly hôn và có một trong các quyết định: Sửa đổi, bổ sung đơn/Thụ lý việc ly hôn/Chuyển đơn đến tòa án có thẩm quyền/Trả lại đơn ly hôn cho người nộp đơn.
+ Người nộp đơn tiến hành sửa đổi theo yêu cầu của thẩm phán
+ Người nộp đơn nộp án phí
+ Tòa án ra thông báo thụ lý việc ly hôn
=> Tổng thời gian để thụ lý đơn ly hôn ít nhất là 23 ngày sau khi gửi đơn.
– Bước 2: Xét đơn ly hôn
+ Yêu cầu đương sự bổ sung tài liệu nếu chưa đủ căn cứ
+ Hết thời hạn chuẩn bị xét đơn ly hôn mà chưa có kết quả giám định, định giá tài sản thì kéo dài thời hạn chuẩn bị xét đơn ly hôn
+ Tòa án gửi quyết định mở phiên họp và hồ sơ cho Viện kiểm sát
+ Tòa án mở phiên họp, hòa giải cho đương sự
+ Tòa án ra quyết định giải quyết việc ly hôn
=> Tổng thời gian để xét đơn ly hôn khoảng 01 tháng.
Như vậy, thời gian để giải quyết ly hôn thuận tình là 01 – 02 tháng.
Xem thêm: Thủ tục ly hôn thuận tình tại Tòa án- Quy định mới nhất 2023
-
Ly hôn đơn phương có lâu không?
Vợ chồng tiến hành ly hôn đơn phương khi không thỏa thuận và thống nhất được một trong các vấn đề: một trong hai bên không muốn ly hôn; không thỏa thuận được về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.
Do một hoặc cả hai bên không hợp tác với nhau trong quá trình giải quyết, hơn nữa việc giải quyết ly hôn đơn phương phức tạp hơn nhiều, do vậy chắc chắn rằng ly hôn đơn phương không thể nhanh như ly hôn thuận tình.
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự thì sau khi tòa án nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì tòa án sẽ thông báo cho người khởi kiện biết để đến làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo, người khởi kiện phải nộp tiền. Tòa án thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp biên lai.
Tòa án giải quyết vụ án ly hôn trong thời hạn 4 tháng, kể từ ngày thụ lý. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì chánh án tòa án có thể quyết định gia hạn thêm, nhưng không quá hai tháng.
Trong thời hạn này, tùy từng trường hợp, tòa án ra một trong các quyết định sau đây: công nhận sự thỏa thuận của các đương sự hoặc tạm đình chỉ giải quyết vụ án hoặc đình chỉ giải quyết vụ án hoặc đưa vụ án ra xét xử.
Trong một tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là hai tháng.
Như vậy, thời hạn để giải quyết vụ án ly hôn kéo dài từ 04 – 06 tháng.
Xem thêm: Những trường hợp không được ly hôn đơn phương- Năm 2023
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian giải quyết ly hôn
3.1. Bên còn lại không hợp tác
Bên còn lại càng không hợp tác thì thời gian giải quyết ly hôn càng lâu. Một bộ hồ sơ ly hôn đầy đủ phải có giấy tờ bên còn lại như: bản sao chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu, giấy xác nhận nơi cư trú. Tuy nhiên, khi ly hôn đơn phương thì bên còn lại thường cố tình không cung cấp các giấy tờ, do đó kéo dài thời gian xác minh thông tin bên còn lại của Tòa án. Hoặc bên còn lại cố tình không tham gia các buổi được tòa án triệu tập, do vậy tòa án không thể lấy lời khai, ý kiến của đương sự. Một trường hợp khác đó là hai bên không thống nhất hoặc có tranh chấp các vấn đề liên quan đến ly hôn, hai bên không có thiện chí hòa giải, cố tình kéo dài thời gian giải quyết, do đó, tòa án phải tiến hành triệu tập nhiều lần để mở phiên họp hòa giải. Ngoài một số ví dụ trên, sự không hợp tác của bên còn lại còn được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác, một khi họ đã không hợp tác thì việc giải quyết ly hôn không thể nhanh chóng được.
3.2. Hai bên tranh chấp quyền nuôi con
Tranh chấp quyền nuôi con luôn là tranh chấp phổ biến đối với những cặp đôi khi ly hôn. Để tòa án quyết định giao con cho ai nuôi dưỡng trực tiếp thì phải căn cứ vào rất nhiều yếu tố như: Có thu nhập thực tế, ổn định và đủ tiềm lực tài chính đảm bảo nuôi dưỡng, chăm sóc tốt nhất cho con; Có chỗ ở ổn định, hợp pháp, điều kiện môi trường xung quanh tốt; Có nhiều thời gian để chăm sóc, nuôi dưỡng con; Dành nhiều tình cảm quan tâm, yêu thương con, tôn trọng ý kiến của con; Trình độ học vấn để phát triển nhân cách của con…
Tương đương với mỗi yếu tố thì hai bên tranh chấp phải cung cấp những chứng cứ, bằng chứng để thuyết phục. Tuy nhiên, việc cung cấp những chứng cứ này không dễ dàng, ví dụ như thu nhập không ổn định, không thể chứng minh được nguồn thu nhập, cơ quan làm việc không xác nhận cho nhân viên… Ngoài việc chứng minh mình có đủ điều kiện để nuôi dưỡng con thì nhiều người còn chứng minh bên còn lại không có điều kiện để nuôi con. Tuy nhiên việc chứng minh cho bên còn lại càng gặp nhiều khó khăn hơn.
3.3. Hai bên tranh chấp tài sản
Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới thời gian giải quyết ly hôn chính là tranh chấp tài sản. Bởi vì để tòa án chia tài sản cần phải thu thập, xem xét, đánh giá nguồn gốc, giá trị của tài sản. Tuy nhiên, không phải tài sản nào cũng xác định được nguồn gốc rõ ràng, nhất là những tài sản có giá trị lớn, phức tạp hoặc tài sản hình thành đã lâu. Vì vậy, thời gian để thu thập chứng cứ, xác minh nguồn gốc tài sản, định giá tài sản thường kéo dài rất lâu.
Xem thêm: Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn của tòa án
3.4. Có bên đang cư trú tại nước ngoài hoặc tài sản ở nước ngoài
Không giống như ở Việt Nam, nếu có liên quan đến yếu tố nước ngoài thì cơ quan Việt Nam không thể tự mình thu thập tài liệu, chứng cứ mà phải thông qua hoạt động ủy thác tư pháp. Theo quy định của Luật Tương trợ tư pháp thì “Uỷ thác tư pháp là yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về việc thực hiện một hoặc một số hoạt động tương trợ tư pháp theo quy định của pháp luật nước có liên quan hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên”.
Thời gian ủy thác tư pháp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, vì vậy thời gian ủy thác tư pháp thường rất lâu, kéo dài từ vài tháng hoặc thậm chí là hơn.
3.5. Không có thông tin, tin tức của bên còn lại
Có nhiều trường hợp vợ chồng đã ly thân rất lâu, đến khi làm thủ tục ly hôn thì không còn giữ giấy tờ hoặc thông tin của bên còn lại. Đối với các trường hợp này thì phải tiến hành xác minh thông tin bên còn lại, thậm chí phải làm thủ tục tuyên bố mất tích để ly hôn. Việc tìm kiếm thông tin hay làm thủ tục tuyên bố mất tích thường rất lâu, kéo dài vài tháng hoặc hơn.
-
Dịch vụ ly hôn của chúng tôi
Thấu hiểu mong muốn của khách hàng, vì vậy chúng tôi có các dịch vụ để giúp bạn giảm bớt gánh nặng thủ tục ly hôn. HD Luật & Fdico có các dịch vụ tư vấn về ly hôn mà khách hàng quan tâm nhất:
– Tư vấn soạn thảo mẫu đơn ly hôn đơn phương
– Tư vấn soạn thảo mẫu đơn thuận tình ly hôn
– Tư vấn thủ tục ly hôn
– Tư vấn về phân chia tài sản
– Tư vấn giành quyền nuôi con và nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn
– Tư vấn ly hôn có yếu tố nước ngoài
Để được tư vấn hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời, liên hệ ngay Hotline – 0988.073.181 hoặc 0967.678.613
Pingback: Bản án số 11/2021/HNGĐ-ST – Tranh chấp ly hôn khi bị đơn mất tích - Thủ tục ly hôn nhanh
Pingback: Bản án số 30/2021/HNGĐ-ST – Ly hôn khi con đã thành niên - Thủ tục ly hôn nhanh