0984 216 682

Thủ tục ly hôn đơn phương nhanh – Cập nhật 2024

thủ tục ly hôn đơn phương

Thủ tục ly hôn đơn phương được giải quyết khi 1 bên nộp đơn ly hôn ra Tòa án. Vợ hoặc chồng đều có thể tự mình nộp đơn ly hôn đơn phương mà không phụ thuộc người kia có đồng ý hay không.

Tuy nhiên, Luật Hôn nhân và Gia đình cũng quy định về điều kiện để thực hiện ly hôn đơn phương. Và trong một số trường hợp, không thể đơn phương ly hôn. Hãy cùng HD Luật & Fdico tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

 

Ly hôn đơn phương là gì?

*Căn cứ pháp luật

– Bộ luật Dân sự 2015;

– Luật Hôn nhân và gia đình 2014;

– Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH14 của Ủy ban thường vụ quốc hội.

 

Thủ tục ly hôn đơn phương
Thủ tục ly hôn đơn phương

Ly hôn đơn phương được hiểu là ly hôn theo yêu cầu của một bên. Một bên là vợ hoặc chồng đều có quyền tự mình đưa ra yêu cầu ly hôn để Tòa án giải quyết.

Điều 56, Luật Hôn nhân & Gia đình 2014 quy định các trường hợp được đơn phương ly hôn, bao gồm:

– Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

– Một bên vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố mất tích.

– Một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi, và bên còn lại có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

Các trường hợp không được phép đơn phương ly hôn

Hồ sơ thực hiện Thủ tục ly hôn đơn phương sẽ không được Tòa án thụ lý trong các trường hợp sau:

– Không có đủ cơ sở chứng minh thuộc các trường hợp tại Điều 56 nêu trên.

– Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Đối với các trường hợp tại Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, người yêu cầu ly hôn đơn phương phải cung cấp được bằng chứng chứng minh, thường là video, hình ảnh, nhân chứng hoặc lời khai. Tòa án sẽ xác minh chứng cứ theo quy định của pháp luật.

Nếu người có yêu cầu không cung cấp được bằng chứng, hoặc được xác minh là không đúng và không đủ theo quy định thì coi như không có đủ cơ sở để tiến hành thủ tục ly hôn đơn phương.

Hồ sơ ly hôn đơn phương

Hồ sơ ly hôn đơn phương bao gồm những tài liệu, giấy tờ sau đây:

1. Đơn ly hôn đơn phương

Hãy trình bày rõ ràng những mong muốn, nguyện vọng của bạn vào mẫu đơn này. Điều này rất quan trọng và là căn cứ để Tòa án có thể xem xét những yêu cầu của bạn.

Do vậy, nếu viết Đơn ly hôn đơn phương không đúng quy định, Tòa án sẽ không nhận hồ sơ của bạn.

Xem thêm: Hướng dẫn viết Mẫu đơn ly hôn đơn phương chuẩn quy định của Tòa án.

2. Giấy tờ tùy thân của 2 bên

Là bản sao công chứng giấy tờ pháp lý cá nhân (thường là căn cước công dân hoặc hộ chiếu) của cả vợ và chồng.

3. Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn

Nộp bản gốc giấy chứng nhận đăng ký kết hôn hoặc bản trích lục đăng ký kết hôn. Nếu không có sẵn có thể lên UBND xã, phường để xin cấp lại.

4. Giấy tờ xác nhận cư trú của 2 vợ chồng

Trường hợp nộp hồ sơ tại nơi tạm trú, thì cần có giấy tờ xác nhận tạm trú kèm theo.

5. Giấy khai sinh của con chung

Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân thì được gọi là con chung. Giấy khai sinh của con chung nộp bản chính. Nếu không có sẵn thì có thể lên UBND xã, phường để xin cấp lại.

6. Giấy xác nhận nguyện vọng của con chung

Lưu ý: Chỉ áp dụng trong thủ tục ly hôn đơn phương mà 2 vợ chồng có con chung trên 7 tuổi.

Khi xác định quyền trực tiếp nuôi dưỡng chăm sóc đối với con chung trên 7 tuổi, thì phải hỏi ý kiến của con. Con chung trên 7 tuổi có thể trình bày nguyện vọng của mình về việc muốn chung sống với cha hay với mẹ bằng văn bản, sau đó cần có xác nhận của cả cha và mẹ.

7. Giấy tờ về tài sản chung

Giấy tờ này chỉ cần cung cấp trong trường hợp có yêu cầu Tòa án chia tài sản. Tài sản chung không chỉ là tài sản hiện có của vợ chồng, mà còn bao gồm cả các khoản nợ chung nếu có yêu cầu Tòa án giải quyết.

Có thể kể đến một số loại giấy tờ cơ bản như:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;

– Giấy đăng ký xe.

 

Thủ tục ly hôn đơn phương tại Tòa án

Tóm tắt các bước cần làm để hoàn thành việc ly hôn đơn phương tại Tòa án như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ ly hôn tại Tòa án có thẩm quyền

Người có yêu cầu ly hôn đơn phương (vợ hoặc chồng) nộp hồ sơ ly hôn tại Tòa án quận/huyện nơi người còn lại (chồng hoặc vợ) đang cư trú, làm việc.

Đây là bước khởi đầu và rất quan trọng. Bởi nếu hồ sơ không đúng quy định của Tòa án, thì sẽ bị trả lại. Do đó mà thủ tục ly hôn không được giải quyết hoặc mất rất nhiều thời gian làm lại hồ sơ.

Có 3 hình thức để nộp hồ sơ ly hôn đến Tòa án:

a) Nộp trực tiếp tại Tòa án. Tòa sẽ cấp giấy biên nhận ngay khi nhận đơn.

b) Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính. Tòa sẽ gửi giấy biên nhận sau 2 ngày làm việc.

c) Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có). Tòa sẽ xác nhận lại ngay qua Cổng thông tin điện tử.

Bước 2: Nhận và xử lý hồ sơ ly hôn đơn phương

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Tòa án sẽ thực hiện các công việc sau:

– Cấp giấy biên nhận hồ sơ theo quy định trên.

– Sau đó, trong thời hạn 3 ngày làm việc, Chánh án Tòa án sẽ phân công 1 Thẩm phán để xem xét hồ sơ ly hôn.

– Trong thời hạn 5 ngày làm việc tiếp theo, Thẩm phán đó sẽ xem xét hồ sơ và ra một trong các quyết định sau:

a) Yêu cầu sửa đổi, bổ sung;

b) Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo quy định;

c) Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện;

d) Trả lại đơn khởi kiện.

Trường hợp phải sửa đổi, bổ sung thì người nộp đơn ly hôn phải thực hiện theo hướng dẫn của Thẩm phán.

Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí

Tạm ứng án phí là cơ sở để giải quyết thủ tục ly hôn đơn phương. Sau khi xem xét hồ sơ ly hôn, nếu đã đáp ứng yêu cầu, Thẩm phán sẽ gửi thông báo cho người khởi kiện đến nộp tiền tạm ứng án phí.

Trong thời hạn 7 ngày, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và gửi biên lai nộp tiền cho Tòa án.

Trường hợp được miễn án phí thì bỏ qua bước này.

Bước 4. Thụ lý hồ sơ ly hôn đơn phương

Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp biên lai tạm ứng án phí.

Trong thời hạn 3 ngày làm việc, Thẩm phán gửi thông báo bằng văn bản cho bên các bên. Thông báo có thể kèm theo văn bản triệu tập các bên tới làm việc tại Tòa án để giải quyết việc ly hôn.

Bước 5: Tòa án tiến hành hòa giải

Từ sau khi Tòa án thụ ý hồ sơ, là thời gian chuẩn bị xét xử. Trong thời gian này, Tòa án sẽ thực hiện một số công việc như:

– Lập hồ sơ vụ án ly hôn đơn phương,

– Thu thập thông tin, xác minh chứng cứ…

– Triệu tập các bên và tiến hành hòa giải tại Tòa án.

Hòa giải tại Tòa án là việc bắt buộc trong thủ tục ly hôn đơn phương. Nếu hòa giải thành thì tòa án lập biên bản hòa giải thành. Sau 07 ngày mà các đương sự không thay đổi ý kiến thì Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên.

Trong 05 ngày làm việc, Tòa án sẽ gửi quyết định trên cho các bên. Đến đây, vụ án ly hôn đơn phương kết thúc.

Bước 6: Mở phiên tòa sơ thẩm

Trường hợp hòa giải không thành, hoặc vụ án ly hôn không tiến hành hòa giải được thì Thẩm phán xem xét ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Khi đó, phiên tòa sơ thẩm sẽ được tiến hành.

Trong thời hạn 3 ngày làm việc, quyết định này sẽ được gửi đến các bên vợ, chồng.

Trong phiên Tòa sơ thẩm có thể sảy ra một số trường hợp đặc biệt như:

– Phải tạm hoãn phiên tòa;

– Một bên vắng mặt tại phiên tòa;

Thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật Tố tụng dân sự.

Bước 7: Thi hành án hoặc kháng cáo bản án lên cấp phúc thẩm

Kết thúc phiên tòa sơ thẩm, Tòa sẽ ra bản án ly hôn, và gửi cho các bên vợ, chồng.

Bản án ly hôn sơ thẩm sẽ có hiệu lực pháp luật nếu không bị kháng cáo và kháng nghị theo quy định của pháp luật. Cụ thể:

– Thời hạn kháng cáo: 15 ngày

– Thời hạn kháng nghị: 30 ngày

Thời hạn trên tính từ ngày Tòa tuyên án.

thủ tục ly hôn đơn phương
Thủ tục ly hôn đơn phương tại Tòa án

Thời gian thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương

Theo các bước tóm tắt ở trên, thì thời gian tính từ lúc nộp đơn ly hôn cho tới khi có bản án ly hôn là từ 4 – 6 tháng.

Ngoài ra, thời gian thực hiện thủ tục ly hôn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như:

– Hai bên có hòa giải được với nhau hay không?

– Sự có mặt, vắng mặt của các bên trong quá trình giải quyết hồ sơ;

– Yêu cầu giải quyết của các bên;

– Số lượng tài sản và việc đánh giá, thẩm định giá trị;

Thời gian giải quyết hồ sơ sẽ rất nhanh chóng nếu cả 2 bên đều hợp tác và tiến tới thỏa thuận được với nhau.

 

Dịch vụ tư vấn thủ tục ly hôn đơn phương nhanh nhất 2024

Ly hôn đơn phương là một vụ án dân sự, do đó, các bên tham gia đều cần có luật sư hoặc người hỗ trợ pháp lý để tư vấn để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cũng như rút ngắn thời gian giải quyết.

Đến với HD Luât & Fdico, chúng tôi sẽ cung cấp cho quý khách hàng các dịch vụ tư vấn và các giải pháp về hôn nhân và gia đình hữu ích như:

– Tư vấn soạn thảo mẫu đơn ly hôn đơn phương

– Tư vấn thủ tục ly hôn đơn phương tại Tòa án

– Tư vấn về phân chia tài sản

– Tư vấn quyền nuôi con và nghĩa vụ cấp dưỡng

Để được tư vấn hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời, liên hệ ngay Hotline – 0988.073.181.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0988073181