0984 216 682

Thủ tục ly hôn vắng mặt tại Tòa án – Mới nhất 2024

Theo quy định của Bộ Luật tố tụng dân sự, vắng mặt là trường hợp một bên đương sự trong vụ án dân sự hoặc việc dân sự không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án.

Trong vụ việc ly hôn, thủ tục vắng mặt bao gồm: Ly hôn đơn phương vắng mặt và Ly hôn thuận tình vắng mặt. Trong đó, ly hôn đơn phương vắng mặt có thể do một bên không đồng ý ly hôn, hoặc họ quá bận không muốn tham dự. 

Dù xuất phát từ nguyên nhân nào, thì ly hôn vắng mặt hiện đang trở thành nhu cầu, xu hướng khi giải quyết các vụ án ly hôn. Vì vậy, hãy cùng HD Luât & Fdico tìm hiểu thủ tục, điều kiện vắng mặt trong các vụ án ly hôn đơn phương.

 

Căn cứ pháp lý

– Bộ luật Tố tụng dân sư 2015;

– Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.

 

Ly hôn đơn phương vắng mặt

Trong vụ án ly hôn đơn phương, Tòa án có thể triệu tập các đương sự để:

– Tổ chức phiên họp hòa giải, giao nộp chứng cứ tài liệu.

– Tổ chức phiên tòa xét xử.

Xem thêm: Thủ tục ly hôn đơn phương theo quy định của Tòa án

Vắng mặt tại phiên họp hòa giải

Việc đương sự vắng mặt có thể làm phiên hòa giải không thành công.

Cụ thể, theo quy định tại Điều 207, Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015, vụ án ly hôn đơn phương sẽ không tiến hành hòa giải được trong trường hợp:

– Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.

– Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.

– Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.

Vắng mặt tại phiên tòa xét xử

Đương sự vắng mặt tại phiên tòa xét xử vụ án ly hôn có thể dẫn tới nhiều hậu quả pháp lý khác nhau.

Căn cứ vào mức độ vắng mặt, vai trò của đương sự mà Thẩm phản sẽ đưa ra các quyết định như: Đình chỉ giải quyết vụ án ly hôn; Tạm hoãn phiên tòa hoặc tiếp tục xét xử vắng mặt. Do đó, cần làm rõ vai trò của đương sự là Nguyên đơn hay Bị đơn bởi sự vắng mặt của Nguyên đơn khác với sự vắng mặt của Bị đơn.

Ly hôn vắng mặt nguyên đơn

Nguyên đơn là người nộp đơn ly hôn (đơn khởi kiện) tới Tòa án.

Căn cứ Điều 227 Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015:

– Tòa án triệu tập lần thứ nhất nhưng nguyên đơn vắng mặt mà không có đơn xét xử vắng mặt: Thẩm phán ra quyết định tạm hoãn phiên tòa

– Tòa án triệu tập lần thứ hai nhưng nguyên đơn vắng mặt mà không có đơn xét xử vắng mặt: => Thẩm phán ra quyết định đình chỉ vụ án

Mặt khác, Điều 228 Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định: Nguyên đơn vắng mặt nhưng có đơn xin xét xử vắng mặt thì Tòa vẫn tiến hành xét xử vụ án theo thủ tục vắng mặt nguyên đơn.

Quy định của pháp luật về sự vắng mặt tại phiên tòa 2023

Ly hôn vắng mặt bị đơn

Căn cứ Điều 227 Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015:

– Tòa án triệu tập lần thứ nhất nhưng bị đơn vắng mặt mà không có đơn xét xử vắng mặt => Tạm hoãn phiên tòa

– Tòa án triệu tập lần thứ hai nhưng bị đơn vắng mặt  => Tòa tiếp tục xét xử

Như vậy là khi triệu tập tới lần thứ hai, nếu bị đơn tiếp tục vắng mặt, thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử theo thủ tục vắng mặt bị đơn.

 

Thủ tục ly hôn đơn phương vắng mặt

Theo Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015, các đương sự phải có mặt khi được Tòa án triệu tập.

Đối với vụ án Ly hôn đơn phương, 2 bên vợ, chồng phải có mặt tại phiên họp hòa giải và phiên Tòa xét xử.

Thủ tục ly hôn vắng mặt gồm:

– Ly hôn vắng mặt vợ;

– Ly hôn vắng mặt chồng;

– Ly hôn vắng mặt cả vợ và chồng

Căn cứ Điều 227, Điều 238 Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015, điều kiện để ly hôn đơn phương vắng mặt là vợ, chồng phải có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

“Điều 238. Thủ tục xét xử vắng mặt tất cả những người tham gia tố tụng

1. Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ để xét xử vắng mặt đương sự, người tham gia tố tụng khác theo quy định của pháp luật khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Nguyên đơn, người đại diện hợp pháp của nguyên đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt;

b) Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; người đại diện hợp pháp của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có đơn đề nghị xét xử vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt …”

Thông thường, đơn xin xét xử ly hôn đơn phương vắng mặt được gửi cho Tòa sau khi nhận được giấy triệu tập.

 

Các trường hợp ly hôn vắng mặt phổ biến

Hiện nay, những vụ án ly hôn đang chiếm số lượng nhiều nhất trong lượng công việc của Tòa án. Trong đó, ly hôn đơn phương vắng mặt cũng chiếm một số lượng tương đối và đang trở thành nhu cầu của các cặp vợ chồng khi ly hôn.

Sau đây là một số trường hợp ly hôn đơn phương vắng mặt phổ biến của vợ, chồng.

1. Ly hôn đơn phương khi không biết nơi cư trú của một bên

Muốn ly hôn nhưng không nhận được sự thỏa thuận của bên còn lại. Họ không cung cấp nơi cư trú hiện tại cũng như không có mặt tại nơi thường trú.

Việc không xác định được nơi cư trú sẽ ảnh hưởng tới việc gửi thông báo, giấy triệu tập của Tòa án, làm kéo dài thời gian xử lý vụ án.

2. Ly hôn với người nước ngoài không có mặt tại Việt Nam

Những vụ án có yếu tố nước ngoài thì thủ tục sẽ trở lên phức tạp hơn. Thẩm quyền giải quyết thuộc tòa án cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương trở lên.

Ly hôn ở Ba Đình
Tư vấn thủ tục ly hôn vắng mặt

Dịch vụ tư vấn thủ tục ly hôn vắng mặt

Thủ tục ly hôn vắng mặt thường phức tạp hơn, do đó, các bên tham gia đều cần luật sư hoặc người hỗ trợ pháp lý để tư vấn. Mục đích là để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cũng như rút ngắn thời gian giải quyết.

Do vậy, HD Luât & Fdico có các dịch vụ tư vấn về thủ tục ly hôn vắng mặt. Các dịch vụ của chúng tôi được khách hàng quan tâm như:

– Tư vấn soạn thảo mẫu đơn ly hôn đơn phương, mẫu đơn xin xét xử vắng mặt;

– Tư vấn thủ tục ly hôn đơn phương tại Tòa án;

– Tư vấn về phân chia tài sản;

– Tư vấn quyền nuôi con và nghĩa vụ cấp dưỡng;

Để được tư vấn hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời, liên hệ ngay Hotline – 0988.073.181.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0988073181