0984 216 682

CHỒNG HOẶC VỢ KHÔNG CHỊU KÝ ĐƠN LY HÔN, PHẢI LÀM SAO ĐỂ THUẬN LỢI ĐƠN PHƯƠNG LY HÔN?

Theo thống kê, mỗi năm nước ta có khoảng 2 triệu lượt kết hôn và tỷ lệ ly hôn là 600.000 cặp, tức là cứ 4 cặp kết hôn sẽ có 1 cặp ly hôn. Cuộc sống với nhiều mâu thuẫn khiến không chỉ các cặp đôi trẻ mà nhiều cặp đôi đã chung sống nhiều năm cũng đi đến quyết định này. Khi một trong hai vợ chồng không đồng ý ký đơn ly hôn, quá trình ly hôn có thể trở nên phức tạp và căng thẳng. Tuy nhiên, trong trường hợp này, luật pháp vẫn cho phép một bên thực hiện thủ tục đơn phương ly hôn. Hãy cùng HD Luật tìm hiểu qua bài viết sau đây.

  1. Quyền ly hôn đơn phương

Theo Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:

Ly hôn theo yêu cầu của một bên

  1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
  2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
  3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”

Căn cứ theo quy định trên thì có các trường hợp vợ, chồng được quyền đơn phương ly hôn:

– Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình;

– Khi một người vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài;

– Vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố mất tích;

– Khi một người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do người còn lại gây nên.

Do đó, trong trường hợp trên, nếu vợ/chồng có căn cứ người kia thuộc vào 1 trong các trường hợp nêu trên thì vợ/chồng hoàn toàn có quyền đơn phương ly hôn mà không cần sự đồng ý của người kia. 

2. Thủ tục đơn phương ly hôn được thực hiện như thế nào?

Thủ tục đơn phương ly hôn theo quy định pháp luật hiện hành được thực hiện theo các bước sau:

(1) Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

– Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);

– Giấy khai sinh của các con (nếu có con chung, bản sao có chứng thực);

– Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);

– Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung (nếu có tài sản chung, bản sao có chứng thực).

Thực tế cho thấy, khi vợ hoặc chồng không chịu ký đơn ly hôn thì người này sẽ gây khó khăn trong quá trình chuẩn bị hồ sơ như không đưa sổ hộ khẩu, đăng ký kết hôn, giấy khai sinh…

Trong những trường hợp đó, có thể xử lý như sau:

– Thiếu hộ khẩu: Liên hệ công an cấp xã, phường nơi người yêu cầu cư trú để xin xác nhận đang ở tại địa phương;

– Thiếu giấy đăng ký kết hôn: Liên hệ với cơ quan hộ tịch nơi đã đăng ký kết hôn để xin cấp bản sao từ sổ gốc. Nếu còn giữ bản sao chứng thực thì có thể nộp thay thế nhưng phải nêu rõ lý do vì sao không thể nộp bản chính trong đơn ly hôn;

– Thiếu Chứng minh nhân dân: Có thể thực hiện theo hướng dẫn của Tòa án để nộp giấy tờ tùy thân khác thay thế;

– Thiếu giấy khai sinh của con: Liên hệ với cơ quan hộ tịch nơi đã đăng ký kết hôn để xin cấp bản sao…

(2) Bước 2: Nộp hồ sơ

Người có yêu cầu chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ nêu trên cùng với đơn xin ly hôn đơn phương (theo mẫu) nộp tại Tòa án nhân dân cấp huyện, nơi cư trú của người còn lại, căn cứ quy định tại Điều 35, Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Về cách thức nộp, người này có thể gửi đơn ly hôn qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Tòa án.

(3) Bước 3: Giải quyết yêu cầu ly hôn

Sau khi nhận được đơn ly hôn, trong 05 ngày làm việc, Tòa án sẽ xem xét và quyết định thụ lý. Nếu hồ sơ hợp lệ, Tòa án gửi thông báo đóng tiền tạm ứng án phí.

Sau khi người yêu cầu đóng tiền tạm ứng án phí, trước khi đưa vụ án ra xét xử, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải trừ trường hợp vụ án không tiến hành hòa giải.

(4) Bước 4: Ra bản án ly hôn

Nếu hòa giải không thành, Tòa án lập biên bản hòa giải không thành và ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Nếu xét thấy đủ điều kiện để giải quyết ly hôn thì Tòa án ra bản án ly hôn, quan hệ hôn nhân của hai vợ chồng sẽ chấm dứt tại thời điểm bản án này có hiệu lực pháp luật.

Khi chồng hoặc vợ không chịu ký đơn ly hôn, việc ly hôn đơn phương có thể là giải pháp phù hợp. Để thuận lợi trong quá trình này, người yêu cầu ly hôn cần thu thập đầy đủ bằng chứng về mâu thuẫn không thể hàn gắn và tuân thủ đúng quy trình pháp lý. Điều quan trọng là kiên nhẫn và tìm hiểu kỹ lưỡng các bước thủ tục để đảm bảo quyền lợi của mình được bảo vệ.

3. Quyền nuôi con sau khi ly hôn đơn phương

g

Căn cứ Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

“Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

  1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
  2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
  3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Không giống với ly hôn thuận tình là vợ chồng thoả thuận được về việc ai nuôi con, ai chăm sóc con và ai phải cấp dưỡng cho con, thủ tục ly hôn đơn phương thường có tranh chấp giữa cha mẹ về việc giành quyền nuôi con.

Theo đó, nếu cha mẹ không thoả thuận được con sẽ ở với ai khi ly hôn thì Tòa án sẽ căn cứ và quyết định dựa theo khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. 

Như vậy, tùy vào từng trường hợp, điều kiện, hoàn cảnh của cha mẹ để Toà án quyết định sẽ giao con cho ai được nuôi dưỡng. Người không nuôi dưỡng sẽ được quyền thăm nom, chăm sóc và cấp dưỡng cho con. Mức cấp dưỡng và hình thức, tần suất cấp dưỡng sẽ do cha mẹ thoả thuận.

Dịch vụ tư vấn của chúng tôi

Hãy liên hệ HD Luật & Fdico để được hỗ trợ tư vấn và giải đáp thắc mắc kịp thời. Bên cạnh những giải pháp hữu ích về Hôn nhân và gia đình, chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ:

–         Soạn đơn ly hôn đơn phương

–         Soạn đơn ly hôn thuận tình

–         Ly hôn vắng mặt

–         Chia tài sản khi ly hôn

–         Ly hôn với người nước ngoài

–         Tư vấn quyền nuôi con và nghĩa vụ cấp dưỡng

–         Tư vấn phân chia tài sản

Hãy liên hệ ngay với Hotline – 0988.073.181 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0988073181