0984 216 682

SAU LY HÔN CHA HOẶC MẸ KHÔNG THỰC HIỆN NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG CHO CON PHẢI GIẢI QUYẾT THẾ NÀO?

Sau ly hôn, việc cha hoặc mẹ không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sự phát triển của trẻ. Trong trường hợp này, cần phải làm gì để yêu cầu người có nghĩa vụ hoàn thành trách nhiệm cấp dưỡng theo đúng quy định pháp luật và bảo vệ quyền lợi cho con trẻ? Hãy còn HD Luật tìm hiểu qua bài viết sau.

1. Quy định về cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn?

Tại Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định:

“Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

  • Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
  • Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
  • Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
  • Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”

Đồng thời, tại Điều 110 Luật Hôn nhân và Gia đình cũng quy định: 

“Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con

Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.” 

Như vậy, theo quy định sau khi ly hôn thì cha/mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Đây là nghĩa vụ mà cha/mẹ phải thực hiện, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Tranh chấp quyền nuôi con

2. Không thực hiện cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn sẽ bị xử lý như thế nào? 

Nếu không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thì có thể bị xử phạt theo quy định tại Điều 57 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:

“Vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng

  1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
  2. a) Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn; từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật;
  3. b) Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.
  4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thực hiện nghĩa vụ đóng góp, nuôi dưỡng theo quy định đối với các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.”

Theo đó, không thực hiện cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Bên cạnh đó, buộc thực hiện nghĩa vụ đóng góp, nuôi dưỡng cho con sau khi ly hôn.

Trong trường hợp sau khi vợ chồng ly hôn có khả năng cấp dưỡng mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng ngoài xử phạt hành chính thì có thể bị xử phạt hình sự theo quy định tại Điều 186 Bộ Luật Hình sự 2015, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 37 Điều 1 Bộ luật Hình sự 2017 như sau:

“Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng

Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 380 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

Vì vậy, nếu vợ hoặc chồng có hành vi không cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn theo bản án thì có thể bị phạt tù lên đến 02 năm. 

3. Thời hiệu xử phạt hành chính đối với việc không thực hiện cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn là bao lâu?

Theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 144/2021/NĐ-CP cso quy định như sau:

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

  1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình là 01 năm.
  2. Thời điểm để tính thời hiệu phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
  3. a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
  4. b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
  5. c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này và các điểm a và b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với việc không thực hiện cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn là 01 năm.

 Dịch vụ tư vấn của chúng tôi

Hãy liên hệ HD Luật & Fdico để được hỗ trợ tư vấn và giải đáp thắc mắc kịp thời. Bên cạnh những giải pháp hữu ích về Hôn nhân và gia đình, chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ:

  • Soạn đơn ly hôn đơn phương
  • Soạn đơn ly hôn thuận tình
  • Ly hôn vắng mặt
  • Chia tài sản khi ly hôn
  • Ly hôn với người nước ngoài
  • Tư vấn quyền nuôi con và nghĩa vụ cấp dưỡng
  • Tư vấn phân chia tài sản

Hãy liên hệ ngay với Hotline – 0988.073.181 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.  

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0988073181